8 December, 2012
Cà phê Kopi Luwak, Indonesia
Posted in : Ẩm thực bốn phương, khám phá ẩm thực on by : admin
Loại cà phê này hầu như chỉ có ở Indonesia, trên các hòn đảo Sumatra, Java và Sulawesi. Từ Kopi Luwak được dùng để chỉ một loại hạt do loài cầy vòi đốm ăn quả cà phê rồi thải ra.
Trong khi đó tên gọi Kopi Luwak bắt nguồn từ từ kopi trong tiếng Indonesia có nghĩa là cà phê. Loài này phân bố rải rác ở các nước vùng Đông Nam Á như Indonesia, Philippines, Việt Nam và miền nam Trung Quốc. Thức ăn ưa thích của chúng là quả cà phê.
Tuy nhiên, khi vào dạ dày chỉ có cùi cà phê được tiêu hoá, còn hạt cà phê lại theo đường tiêu hóa bị thải ra ngoài. Dưới tác dụng lên men của các enzym trong dạ dày mùi vị của cà phê bị biến đổi, tạo ra hương vị đậm đà, hơi lẫn mùi mốc.
Diễn viên người Anh John Cleese đã tả rằng: “nó vừa có vị bùi bùi của đất, lại ngai ngái như bị mốc, vừa dìu dịu, lại giống như nước sirô, đậm đà như mang theo âm hưởng của rừng già và của sôcôla. “Đúng ra thì chỉ có phần thịt cà phê được lên men tiêu hoá. Hạt cà phê còn có lớp vỏ cứng bảo vệ.
Hương vị của Kopi Luwak do họ cầy hương ở Indonesia sản xuất ra tinh khiết hơn so với họ cầy hương ở châu Phi. Nguyên nhân là ở chỗ những con cầy hương ở châu Á chỉ ăn cây cỏ, trong khi họ hàng của chúng ở châu Phi lại quen ăn thịt.