Home / Cẩm nang hữu ích / Lợi ích từ quả mơ
8 December, 2012

Lợi ích từ quả mơ

Posted in : Cẩm nang hữu ích, Tư vấn ẩm thực on by : admin

quả mơ

quả mơ

Cây mơ là một loại cây nhỏ, cao chừng 4-5m. Lá mọc so le, có cuống, phiến lá hình bầu dục, nhọn ở đầu, mép lá có răng cưa nhỏ. Cuối mùa đông ra hoa có 5 sắc trắng hoặc hồng, mùi thơm. Quả chín vào tháng 3-4. Ðây là một quả hạch, hình cầu, màu vàng xanh, có nhiều thịt, trong có một hạt. Ngoài cây mơ nói ở đây, tại một số tỉnh miền Bắc có loài song mai, mỗi đốt mọc 2 quả được coi là quý hơn.

Công dụng

Quả mơ còn chứa vitamin A có tác dụng cải thiện thị lực.
Vitamin A là chất chống ô xy hóa mạnh mẽ, có tác dụng ngừa các phân tử gốc tự do gây hại tế bào và mô. Việc các phân tử gốc tự do gây hại cho tế bào mô có thể làm tổn thương thủy tinh thể.
Theo các chuyên gia, tình trạng thoái hóa của các phân tử gốc tự do có thể dẫn đến đục thủy tinh thể hoặc gây tổn hại nguồn cung cấp máu cho mắt và gây ra thoái hóa điểm vàng, vốn là một trong những nguyên nhân dẫn đến mù lòa.

Nước cất hạt mơ có độc, dùng phải cẩn thận. Dùng để chữa ho, khó thở, nôn mửa, đau dạ dày. Mỗi lần dùng 0,5-2ml. Cả ngày có thể dùng 2-6ml. Liều tối đa một lần 2ml. Liều tối đa cả ngày là 6ml.

Ô mai được dùng trong nhân dân làm thuốc chữa ho, trừ đờm, hen suyễn, khó thở, phù thũng. Ngậm hoặc sắc uống. Ngày uống từ 3-6g. Còn dùng chữa giun (phối hợp với các vị thuốc khác), đặc biệt trong trường hợp giun chui ống mật. Ô mai có tác dụng do môi trường acid làm cho giun chui khỏi ống mật trở về ruột và bị tống ra. Ô mai còn dùng chữa chai chân, làm rụng trĩ. Bị chứng ho lâu ngày làm tổn thương phổi, phế khí phù tán dẫn đến ho khan khó khỏi: Có thể dùng ô mai kết hợp với bán hạ, hạnh nhân, bách hợp, tử uyển, túc xác, hoàn phác hoa điều trị.

Dầu hạt mơ làm thuốc bổ, thuốc nhuận tràng với liều 5-15ml dưới hình thức thuốc sữa. Ngoài ra còn dùng làm thuốc bôi trừ nẻ, bôi cho tóc trơn và bóng.

Rượu mơ dùng làm rượu bổ giúp ăn ngon, đỡ khát nước. Có thể pha nước uống giải khát. Ngày uống 30-60ml.

Đúng là vị chua có tác dụng kích thích làm tiết nước bọt. Lợi dụng phản xạ có điều kiện đã được hình thành từ vị chua của mơ là hợp với khoa học. Thực ra, mơ chẳng những là thứ quả quý giải khát, sinh tân dịch mà còn là vị thuốc Đông y nổi tiếng.

Mơ xanh được gọi là thanh mai, đem ngâm rượu gọi là rượu thanh mai, có thể chữa viêm dạ dày, nôn mửa, đau bụng, phong thấp, đau khớp xương, phòng cảm nắng, cảm nóng. Thanh mai được sấy khô có màu sẫm gọi là ô mai, là vị thuốc thường dùng trong điều trị lâm sàng của Đông y. Ô mai vị chua, tính bình, vào đường kinh can, tì phế, đại tràng, có công hiệu nhiều mặt, chữa được nhiều bệnh.

Đại tiện phân nát, tiêu chảy do tì hư, viêm đại tràng, sa hậu môn: Dùng ô mai kết hợp với đẳng sâm, bạch truật, kha tử. Đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều cũng có thể dùng ô mai kết hợp địa du, hoa hòe, ngải thán, thược dược, đẳng sâm để chữa. Ra mồ hôi trộm thì kết hợp ô mai với hoàng kì, đương quy, ma hoàng căn, cũng có hiệu quả điều trị khá tốt.

Ô mai còn có tác dụng sinh tân dịch, chữa khô khát: Miệng khát do phiền nhiệt, dùng ô mai kết hợp với thiên hoa phấn, ngọc trúc, thạch hộc. Để chữa cảm nắng cảm nóng và giải khát, sinh tân dịch, dùng ô mai với số lượng vừa phải, 3 thìa con đường, cho đổ nước đun sôi, để nguội uống. Trị giun đũa, chữa nôn, giảm đau: Do ô mai có vị chua nên làm cho giun đũa bị mềm nhũn. Người có giun đũa thường buồn nôn, đau bụng. Có thể lấy 30 gam ô mai, 3 cùi dìa đường, sắc trong một cốc nước to, để nguội, đưa bệnh nhân uống sẽ nhanh chóng hết đau. Lợi mật, làm tan sỏi mật: Nếu bị đau quặn do sỏi mật, viêm túi mật, dùng ô mai kết hợp với kim tiền thảo, hải kim sa, diên hồ tố, kê nội kim, cam thảo chế sẽ thấy hiệu quả đáng mừng. Y học hiện đại qua nghiên cứu đã cho thấy mơ chứa các loại axít hữu cơ có trong táo tây, phật thủ, có tác dụng kháng khuẩn rõ rệt, đồng thời làm co túi mật, thúc đẩy quá trình tiết mật.