Home / văn hóa tết / Nguồn gốc và bài văn khấn cúng ông Táo
20 October, 2020

Nguồn gốc và bài văn khấn cúng ông Táo

Posted in : văn hóa tết on by : admin

Lễ cúng ông Táo là 1 trong những lễ cúng quan trọng nhất trong năm và hầu hết người Việt Nam nào cũng đều biết. Cũng ông Táo mang những ý nghĩa quan trọng khác nhau cả về tinh thần lẫn truyền thống tốt đẹp của dân gian từ xa xưa. Để có thể hiểu hơn về vấn đề này, Thánh Cúng sẽ gửi đến bạn bài viết chi tiết sau đây để có thể chuẩn bị tốt nhất cho mâm cúng trong ngày quan trọng này..

Nguồn gốc của lễ cúng ông Táo

Theo người xưa truyền lại, Táo Quân là vua bếp gồm có Táo bà và hai Táo ông, họ cũng chính là vị thần quyết định phúc đức của gia đình. Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, Ông Công Ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên Trời để báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế tất cả những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian cả việc tốt lẫn việc xấu và những gì chưa làm được. Từ đó, Thiên đình sẽ đưa ra thưởng phạt rõ ràng cho từng gia đình.

Xuất phát từ tín ngưỡng đó, lễ tiễn Ông Công Ông Táo lên trời luôn được tiến hành trọng thể. Theo truyền thống dân gian, thời gian cúng Táo Quân có thể bắt đầu từ ngày 21 và kết thúc trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ đến 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp hằng năm vì đây là thời điểm các thần tập trung để chuẩn bị về Trời.

Lễ vật cúng ông Táo cần những gì?

Những lễ vật cơ bản và cần thiết nhất trong mâm cúng ông Táo mà Đồ Cúng Trọn Gói đã nghiên cứu để đúng với phong tục truyền thống Việt Nam sẽ gồm:

– Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn.

– Tiền vàng.

– 1 chiếc áo, 1 đôi hia bằng giấy và hình cá chép bằng giấy.

Những bộ lễ vật này thường bày bán tại các chợ rất nhiều bạn chỉ cần đến và bảo bán cho bạn bộ cúng ông Táo là đã có tất cả. Ngoài ra thường ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước ngụ ý “cá chép hóa rồng” nhưng tại Nam Bộ thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.

Mâm cúng ông Táo bao gồm:

– Thịt heo luộc.

– Gà luộc hoặc quay.

– Đĩa rau xào.

– Hành muối.

– Xôi gấc

– Giò heo

– Canh mọc.

– Cá chép nướng

– Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,…

Cúng ông Táo vời thời gian nào là tốt nhất?

Theo các chuyên gia phong thuỷ, lễ cúng ông Táo cần phải được thực hiện trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h ngày 23 tháng Chạp.

Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp.

Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.

Tiễn ông Táo về trời là phong tục truyền thống của người Việt vào những ngày cuối năm. 

Cúng ông Táo là một ngày quan trọng mang nhiều ý nghĩa về mặt tinh thần và truyền thống văn hoá tốt đẹp của người Việt. Nếu bạn là người yêu văn hoá và là người luôn biết hướng về cội nguồn quê hương thì những thông tin mà https://docungtrongoi.vn/ đề cập trong bài viết này chắc chắn sẽ thích hợp cho bạn.
Chúc bạn luôn vui vẻ và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống!

ĐÔI NÉT VỀ THÁNH CÚNG

Thánh Cúng tên thật là Khương Bùi, Founder and CEO của Cty Cổ Phần Đồ Cúng Tâm Linh Việt, Đồ Cúng Trọn Gói, là Cty chuyên cung cấp dịch vụ trọn gói như Cúng đầy tháng, cúng thôi nôi, Cúng khai trương, cúng động thổ và tất cả các lễ cúng khác 

Ngoài việc cung cấp các mâm cúng xe mới trọn gói thì chúng tôi còn muốn chia sẻ các kiến thức về phong tục tập quán, tâm linh 

Chúc bạn luôn thành công và may mắn trong cuộc sống!